Thuốc PrEP miễn phí Quận 2
Thuốc PrEP miễn phí Quận 2 được Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng cấp phát miễn phí dành cho đối tượng sử dụng trước khi có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV .
Thuốc PrEP là gì?
Thuốc PrEP là tên viết tắt của Pre-Exposure Prophylaxis. Là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm đối tượng chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao.
PrEP có hiệu quả dự phòng HIV cao lên tới 96-99% nếu tuân thủ điều trị tốt.
Có 2 cách dùng PrEP: PrEP uống hàng ngày và PrEP uống theo tình huống
Các thuốc ARV sử dụng trong PrEP
Theo WHO 2019: Các thuốc ARV được dùng trong PrEP: Thuốc ARV có chứa tenofovir:
- Tenofovir/emtricitabine (TDF/FTC)
- Tenofovir/lamivudine (TDF/3TC)
- Tenofovir (TDF)
Đối tượng sử dụng PrEP
Có nhu cầu sử dụng PrEP. Và trong vòng 6 tháng qua có ít nhất 1 trong các yếu tố dưới đây:
- PrEP dành cho những người chưa nhiễm HIV và có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao.
- PrEP được sử dụng đối với: người nam có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển giới nữ; người bán dâm; người tiêm chích ma túy. Bạn tình của người nhiễm HIV và người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV. Hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml máu.
- Bạn đang có vợ/chồng hoặc một mối quan hệ tình dục với một bạn tình nhiễm HIV. Người đó có tải lượng HIV chưa dưới ngưỡng phát hiện (tải lượng HIV vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu) hoặc không rõ tải lượng HIV của bạn tình là bao nhiêu.
- Có quan hệ tình dục với người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV (người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới,…)
- Bạn quan hệ tình dục vì tiền hoặc quà tặng và sử dụng bao cao su không thường xuyên.
- Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích ma túy.
- Nếu bạn là phụ nữ muốn có thai mà bạn tình bị nhiễm HIV, thì có thể dùng PrEP để bảo vệ bản thân và con của mình không bị lây nhiễm bệnh.
Tại sao nên dùng PrEP?
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Trên thực tế chưa có trường hợp MSM nào trên thế giới bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc nếu họ không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ.
Tuy nhiên theo một số nghiên cứu ghi nhận có giảm chức năng thận và giảm mật độ xương ở những người dùng PrEP vì thế sử dụng PrEP chống chỉ định với những người:
- Dị ứng hoặc không dung nạp với TDF (Tenofovir Disoprovi Fumarate) hoặc FTC (Emtricitabine): những trường hợp này không phổ biến.
- Nhiễm HIV: sẽ có nguy cơ xảy ra kháng thuốc cao.
- Nghi ngờ nhiễm HIV cấp tính: là các trường hợp xét nghiệm kháng thể HIV có thể cho kết quả âm tính trong giai đoạn cửa sổ.
- Chức năng thận không bình thường: eGFR< 60ml/min.
Cách sử dụng PrEP đúng cách và hiệu quả nhất
Uống thuốc PrEP không thể ngăn chặn bệnh ngay tức khắc hay có thể điều trị bệnh. Mà để phòng ngừa HIV hiệu quả, bạn cần kiên trì thực hiện uống đều đặn mỗi ngày. Chính vì thế, ngay khi có nguy cơ mắc HIV, bạn cần đến cơ sở cung cấp PrEP để được nhận thuốc.
Sử dụng PrEP bạn uống mỗi ngày 1 viên, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Bạn nên tạo thói quen uống đúng giờ, sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Nếu trong trường hợp quên không uống PrEP, bạn cần uống bổ sung ngay sau khi nhớ ra.
– Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý không được uống 2 liều liên tiếp trong vòng 24h. Thuốc không có phản ứng với các loại thuốc kháng, nên dưỡng như uống chung sẽ không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn vẫn nên uống các loại thuốc tách nhau ra là tốt nhất.
PrEP không phải là gì?
– PrEP không phải là PEP. PEP là Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV. Được sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm với HIV, tốt nhất trong 2-6 giờ sau phơi nhiễm.
– PrEP không phải là điều trị HIV. PrEP chỉ dành cho những người không nhiễm HIV đối với người nhiễm HIV thì phải sử dụng các thuốc khác.
– PrEP không phải là K=K. K = K là những người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV mỗi ngày để đạt được ức chế tải lượng HIV và không làm lây truyền HIV sang bạn tình của họ.
– PrEP không phải là vắc xin phòng HIV. Vì PrEP là một loại thuốc sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Thuốc này sẽ mất hiệu lực khi ngừng dùng thuốc.
Tôi có thể nhận thuốc PrEP ở đâu?
- Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng là một trong những nơi điều trị PEP chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Các Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng có chuyên môn về HIV sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn về việc nên điều trị PEP như thế nào. Cách giảm tác dụng phụ, sử dụng các loại thuốc tốt hơn. Và quan trọng nhất là theo dõi các tiến triển sau khi kết thúc điều trị PEP.
Thuốc PrEP mua ở đâu?
- Thuốc PEP còn gọi là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV không phải ở đơn vị y tế nào cũng bán. Bạn có thể tới phòng khám tư nhân uy tín và được bộ y tế cấp phép cho việc cung cấp thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Tuy nhiên số lượng những phòng khám tư nhân có khả năng cung cấp thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV có thể nói là đếm trên đầu ngón tay. Muốn thủ tục nhanh chóng và được tư vấn kỹ càng hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Giá thuốc PrEP?
- Tùy theo đơn vị cơ sở cung cấp và được phép của Bộ y tế.
Một vài lưu ý khi sử dụng PrEP
Theo các chuyên gia, thuốc PrEP có thời gian phát huy hiệu quả khác nhau, tùy theo từng trường hợp.
- Nếu quan hệ qua đường hậu môn (Đa phần gặp ở những người quan hệ đồng tính), thì phải uống PrEP ít nhất 7 ngày liên tiếp.
- Trường hợp quan hệ qua đường âm đạo hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường máu, thì uống PrEP tối thiểu 21 ngày.
Sau khi uống PrEP đủ thời gian phòng bệnh. Bạn vẫn nên tiếp tục uống, để đảm bảo không còn nguy cơ lây nhiễm thì thôi. Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bạn cần trao đổi ý kiến với bác sĩ, để được chắn chắn rằng, không bị nhiễm HIV.
Lưu ý: Thuốc PrEP không phòng tránh được các bệnh tình dục khác ngoài HIV. Vì thế nếu gặp vấn đề viêm nhiễm, hay các bệnh lậu, giang mai,… vẫn cần sử dụng bao cao su để phòng tránh tình trạng lây nhiễm.
Hỗ trợ tư vấn dùng thuốc PrEP miễn phí. Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0766.516161