Các cặp đồng tính nam nên làm gì để giảm nguy cơ phơi nhiễm hiv?

Các cặp đồng tính nam nên làm gì để giảm nguy cơ phơi nhiễm hiv

Các cặp đồng tính nam nên làm gì để giảm nguy cơ phơi nhiễm hiv?

Các cặp đồng tính nam nên làm gì để giảm nguy cơ phơi nhiễm hiv. Nam giới có quan hệ đồng tính được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Vì vậy, người đồng tính nam cần phải nhận thức được những nguy cơ về sức khỏe, từ đó có những biện pháp để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bạn tình. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, đồng tính nam cần thực hiện các biện pháp sau: xét nghiệm chẩn đoán HIV, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, sử dụng tấm chắn bảo vệ miệng…

Những biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV ở cặp đồng tính nam

Một số biện pháp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ở cặp đồng tính nam:

Xét nghiệm chẩn đoán HIV

Xét nghiệm nước bọt hoặc máu có thể đưa ra kết quả chẩn đoán rất nhanh và chính xác.

Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh của Mỹ khuyên rằng những nam giới đồng tính và lưỡng tính nên làm xét nghiệm HIV ít nhất mỗi năm một lần. Những người thường xuyên quan hệ với nhiều bạn tình hoặc quan hệ tình dục có kết hợp với sử dụng ma túy hoặc quan hệ với bạn tình có sử dụng ma túy nên xét nghiệm thường xuyên hơn, 3 – 6 tháng/lần. Lý tưởng nhất là cả hai cùng xét nghiệm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục bằng đường hậu môn

Tình dục qua đường hậu môn không có biện pháp bảo vệ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn so với các hành vi tình dục khác vì hậu môn và trực tràng dễ bị xây xát hoặc rách khi quan hệ hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ tình dục.

Tuy nhiên, bao cao su chỉ có thể bảo vệ như một rào cản khi sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng bao cao su:

  • Không mang bao cao su quá chặt ở cuối, và để lại 1,5 cm ở đầu bao dự phòng cho việc xuất tinh.
  • Không đeo bao cao su quá rộng so với kích cỡ dương vật.
  • Không lật ngược bao cao su để sử dụng.
  • Không dùng bao cao su được làm bằng các chất không phải là cao su hoặc nhựa tổng hợp, loại bao cao su này không thể bảo vệ chống lại HIV.

Sử dụng tấm chắn bảo vệ miệng (dental dam)

Nguy cơ lây nhiễm HIV và STD qua quan hệ tình dục bằng miệng tăng lên đáng kể khi tình trạng sức khỏe răng miệng kém như loét miệng, nẻ hoặc sứt môi, viêm nhiễm lợi, chảy máu chân răng, nha chu…

Ngoài ra, việc ngậm hoặc nuốt tinh dịch, dịch tiết vào miệng cũng khiến nguy cơ lây nhiễm HIV tăng cao, vì mầm bệnh có thể xâm nhập qua lưỡi, miệng và cổ họng vào cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo cần sử dụng tấm bảo vệ miệng khi quan hệ tình dục qua đường miệng lúc chưa biết tình trạng bệnh của bạn tình.

Tránh dùng chất kích thích

Hạn chế hoặc không dùng chất kích thích, rượu bia trước hoặc trong khi quan hệ để tránh tình trạng ức chế, giảm miễn dịch và mất ý thức.

Những trường hợp cần sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV 

  • Dẫm vào kim có chứa máu của người bị nhiễm HIV đâm xuyên qua da gây chảy máu. Nếu là kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu. Đâm sâu thì nguy cơ cao hơn là kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.
  • Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bị vỡ đâm phải.
  • Máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào các vùng da,niêm mạc bị tổn thương. Nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn và cần sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV ngay lập tức.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.

Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV. Người sử dụng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt cho tất cả đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV, tối ưu nhất là trong vòng 72h sau nguy cơ.
  • Sử dụng phác đồ ba thuốc uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Ngừng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.
  • Dùng thuốc phơi nhiễm HIV đúng giờ, đúng liều quy định

  • Các thuốc uống 2 lần/ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ. Các thuốc uống 1 lần /ngày phải uống cách nhau 24h.
  • Nếu không tuân thủ (nghĩa là các liều thuốc không được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ) sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp. Sẽ tạo điều kiện cho VR HIV nhân lên, có thể ảnh hưởng đến tác dụng dự phòng của thuốc. Và các đột biến của HIV sẽ kháng thuốc dẫn đến vi87c thất bại trong dự phòng phơi nhiễm.
  • Nếu quên khi nào nhớ ra uống ngay viên đó. Nhưng cần cách viên tiếp theo ít nhất là 4h. Và viên tiếp theo vẫn uống giờ cũ.
  • Nếu quên 2 hoặc 3 ngày thì khi nào có thể uống được phải uống luôn 1 viên ( 1 lần chỉ uống 1 viên chứ không uống bù liều). Và uống như bình thường cho đủ 28 ngày. Nhưng cũng phải phân tích là như vậy thì đã vi phạm vào quy tắc dùng.
  • Người đang sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV – PEP vẫn phải tuân thủ. Áp dụng biện pháp dự phòng lây nhiễm virus HIV cho người khác cho đến khi xét nghiệm khẳng định là âm tính với virus HIV sau 3 tháng.
             

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV 

  • Thuốc độc với gan, thận: Một số thuốc gây hủy hoại tế bào gan, tăng men gan. Nếu men gan tăng gấp 5 lần bình thường cần ngưng sử dụng thuốc.
  • Đau đầu: Nếu thấy đau đầu khi dùng thuốc. Có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol.
  • Buồn nôn: Có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau khi ăn. Nếu hiện tượng này nặng có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống thuốc dự phòng phơi nhiễm 30 phút.
  • Tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy cần uống Oresol để bồi phụ nước và điện giả. Nếu tiêu chảy nặng cần truyền dịch và uống thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tạm thời.
  • Đau bụng, khó chịu ở bụng: Theo dõi kỹ, nếu đau bụng liên tục, kéo dài cần đến cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được xử lý. Thậm chí có thể phải thay thế thuốc khác nếu cần.
  • Phát ban, ngứa: Là biểu hiện của dị ứng.

+ Nếu dị ứng nhẹ: ban đỏ rải rác kèm ngứa đơn thuần thì có thể uống thuốc kháng Histamin.

+ Nặng: nổi ban, ngứa, khó thở…có thể đe dọa tính mạng. Cần ngừng ngay thuốc và điều trị tích cực tại các trung tâm y tế có đủ điều kiện.

  • Hoa mắt, chóng mặt: Một số thuốc ARV có tác dụng ức chế tủy xương làm cho tủy xương giảm khả năng sản xuất hồng cầu gây thiếu máu. Có thể bổ sung Vitamin B12, viên sắt hoặc acid Folic để cải thiện tình trạng này.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ác mộng: Nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể dùng thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi chủ yếu ở đầu chi, đi lại có thể khó khăn. Có thể sử dụng Vitamin B để hỗ trợ, nếu nặng cần đến cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được hỗ trợ thay thế thuốc.
  • Phân bố lại mỡ: Một số thuốc phơi nhiễm HIV làm tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy nhưng lại gây teo mô mỡ ở cẳng tay, cánh chân, mông, má.

Các thuốc dự phòng phơi nhiễm có nhiều tác dụng phụ, vì thế trong quá trình dùng thuốc phơi nhiễm HIV. Vếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào người sử dụng cần thông báo ngay cho bác sỹ để được hướng dẫn và cách xử trí phù hợp.

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV. Vui lòng gọi đến 0909000966 để được tư vấn HIV, tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ các chuyên gia.

 

Leave a Reply

%d bloggers like this: